Bạn có hài lòng với mức lương cũng như phúc lợi trong phỏng vấn ứng tuyển và trong thời gian làm việc?
Khi nhắc đến phỏng vấn làm việc thì không thể không nhắc đến việc đàm phán lương và phúc lợi trong phỏng vấn ứng viên. Mặc dù biết việc này là cần thiết cho công việc sắp tới nhưng hầu hết các ứng viên đều tránh né hoặc nói một cách sơ sài. Điều này dẫn đến việc hợp tác giữa ứng viên và nhà tuyển dụng không được bền vững, không tìm được mức lương phù hợp với vị trí và năng lực của bản thân.
Nhiều ứng viên cảm thấy việc đàm phán lương và phúc lợi là việc khó, tốn nhiều công sức và không muốn nhắc tới trong phỏng vấn. Nhưng khi làm việc lại không có động lực, chán nản với công việc mình đã cố gắng ứng tuyển chỉ vì nhận thấy mức lương không phù hợp với vị trí đang làm hoặc những quyền lợi chưa đáp ứng được yêu cầu đối với bản thân.
Vậy, vì sao ứng viên lại tránh né việc ‘deal lương và benefits’ trong phỏng vấn?
Trên thực tế, để có 1 cuộc đàm phán về lương và phúc lợi thuyết phục nhất không hề ‘khó’ hay ‘tốn nhiều công sức’ mà ngược lại còn có thể làm hài lòng cả ứng viên cũng như nhà tuyển dụng. Tại Hamsa điều này lại được nói đến một cách thoải mái giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
Vậy bạn nên chuẩn bị những gì?
Khi quyết định phỏng vấn vào công ty nào đó, ngoài sự phù hợp của năng lực với công việc mà công ty đang ứng tuyển thì lương và phúc lợi cũng là điều quan trọng mà ứng viên quan tâm đến. Đương nhiên rồi ! Nếu mà năng lực phù hợp với công việc cộng với lương và phúc lợi phù hợp nữa thì quả là 1 điều tuyệt vời! Và việc bạn đáp ứng những mong muốn của nhà tuyển dụng cũng không phải là ngoại lệ.
Đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng…
Nhà tuyển dụng không hề gặp khó khăn trong việc phải trả cho bạn bao nhiêu tiền. Cái mà họ cần ở đây là bạn đóng góp được gì cho công ty và mức độ hòa nhập vào môi trường làm việc mới như thế nào. Hamsa cũng rất thoải mái khi ứng viên đề cập đến lương và phúc lợi, luôn sẵn sàng lắng nghe mong muốn của các bạn và đáp ứng nhu cầu đó nếu bạn có đủ những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn biết đấy, chẳng có ai sẽ chịu chi tiền vào những thứ không đáp ứng được nhu cầu của mình.
Đánh giá năng lực và giá trị bản thân…
Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu đó là năng lực của ứng viên và đây cũng là điều kiện đầu tiên khi bạn muốn đàm phán về lương và phúc lợi. Bạn cần phải định ra giá trị bản thân như trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trong ngành hay khả năng lãnh đạo, bằng cấp… Hamsa cũng rất quan tâm đến điều này để có đưa ra cho bạn một mức lương đáng giá nhất với năng lực của bạn. Và thử nghĩ xem: với năng lực này của mình thì đòi hỏi bao nhiêu thì phù hợp? giúp bạn tự tin và không hề bị bối rối trước câu hỏi: “Tại sao bạn nghĩ mức lương đó phù hợp với mình?”… Ngoài ra, cần phải xác định được nhu cầu bản thân cũng như có sự am hiểu về thị trường để yêu cầu về lương cho phù hợp. Khi đã xác định rõ những yếu tố trên hãy liệt kê những câu hỏi và câu trả lời cho những câu hỏi đó.
Mức lương không phải là tất cả…
Mức lương là điều quan trọng nhưng không phải là tất cả. Cuộc đàm phán thay vì dẫn đến một con số nhất định, tại sao chúng ta lại không đề cập đến phúc lợi mà mình sẽ được hưởng từ công ty: môi trường văn hóa công ty, giờ làm, hay cơ hội phát triển năng lực,… Ngoài tiền lương bạn cũng sẽ được hưởng những chính sách của công ty như: gói bảo hiểm, ngày phép, chính sách công nhận, khen thưởng,… Các công ty/doanh nghiệp đều không thể thiếu điều này và tại gia đình Hamsa cũng có rất nhiều những ưu đãi thú vị đang chờ đợi các ứng viên đó nhé. Vì vậy, khi đàm phán bạn không nên chú trọng vào mức lương mà cần đàm phán về cả phúc lợi và các yếu tố khác mà công ty có thể đáp ứng.
Có tâm lý thoải mái…
Trong đàm phán, ta không nhất định phải mang tâm lý mình phải ‘thắng’. Bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý vui vẻ, dễ chịu để đón nhận và trả lời câu hỏi phỏng vấn tốt nhất nhé! Các Hamsa-ers cũng luôn sẵn sàng chào đón các bạn ứng viên đến với một không khí vui vẻ và tích cưc tại gia đình Hamsa nữa đó. Vì vậy, bạn nên đưa ra những đề nghị hợp tình, hợp lý bởi vì đàm phán là có lợi cho cả đôi bên. Để cuộc đàm phán thuận lợi hơn, bạn cần phải trung thực khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương ở công ty cũ. Và đừng ‘rào trước đón sau’, điều này có thể khiến cho việc thỏa thuận không được thoải mái và cũng có thể làm lộ điểm yếu của bạn nữa đấy.
Tinh thần tự tin…
Bên cạnh những điều cần chuẩn bị ở trên thì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình tinh thần tốt nhất trong cuộc đàm phán này. Hãy lấy lại sự tự tin để đưa ra những lập luận, quan điểm trong lúc đàm phán, nó giúp tăng ‘trọng lượng’ trong câu nói của bạn. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng tự tin và sẵn sàng lắng nghe những ý kiến của bạn hơn. Tự tin cũng một phần nào đó nói lên con người của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và vì thếbạn hãy luôn giữ vững tinh thần này. Hamsa luôn mong muốn bạn như thế!
Bình tĩnh và nhẫn nại…
Trong cuộc đàm phán, bạn không thể tránh khỏi được những lập luận và quan điểm của nhà tuyển dụng. Điều bạn cần làm là kiên nhẫn và bình tĩnh để đưa những lời phản biện đúng lúc, bình tĩnh suy nghĩ đưa ra câu trả lời hợp lý và thuyết phục nhất. Hamsa cũng sẽ luôn lắng nghe ý kiến của các bạn cố gắng đưa cuộc đàm phán đạt kết quả tốt nhất có thể. Trong trường hợp nhà tuyển dụng vẫn không thể đáp ứng được những yêu cầu. Bạn nên xem xét lại, nếu nó phù hợp với nhu cầu hay thời gian của bạn thì hãy đồng ý. Còn nếu các yếu tố không đủ thuyết phục bạn, hãy sẵn sàng tìm cơ hội mới.
Đàm phán lương và phúc lợi là bước cuối cùng để thể hiện bản thân và quyết định thành công của buổi phỏng vấn. Cần phải cẩn thận, khéo léo trong việc đàm phán để tránh gây những bất lợi về cho mình cũng như tạo cảm tình với nhà tuyển dụng. Từ những ‘Tips Deal lương và Benefits trong phỏng vấn’ ở trên, hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào trang bị thật tốt cho mình những kỹ năng trước buổi phỏng vấn và một tinh thần tự tin, bình tĩnh. Để tìm cho mình không chỉ được cơ hội tốt mà cả những mức đãi ngộ xứng đáng với năng lực của bản thân giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến và thành công hơn.