Hamsa là môi trường có văn hóa tương trợ

Văn hóa tương trợ tại Hamsa

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Yếu tố liên kết con người phải đặt lên hàng đầu trong mỗi công ty để cùng nhau xây dựng nên thành quả.

Khái niệm văn hóa tương trợ nổi lên trong thời gian gần đây và được các tổ chức, công ty lấy làm mục tiêu hướng đến.

Vậy văn hóa tương trợ là gì? Tại sao các tổ chức cần xây dựng văn hóa tương trợ?

Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc trên và xem rằng Hamsa đã làm thế nào để xây dựng nền văn hóa tương trợ.

Thế nào là môi trường có văn hóa tương trợ?

Theo từ điển Tiếng Việt, tương trợ có nghĩa là chỉ sự giúp đỡ lẫn nhau và có tinh thần đoàn kết.

Vậy văn hóa tương trợ là văn hóa mà trong đó, các hành động như sự dẫn dắt, hướng dẫn, học hỏi lẫn nhau thường xuyên diễn ra. Ở đó, mọi người cùng tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin và tìm cách kết hợp hiểu biết của từng cá nhân theo nhiều cách.

Đây là yếu tố cần thiết phải có trong doanh nghiệp và cũng là yếu tố để thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

Khi các cá nhân phát triển sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Lợi ích của môi trường đó là gì?

Về phía doanh nghiệp

Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Khi bạn bị ràng buộc, bạn sẽ làm gì?

Giả sử bạn đang gặp khó khăn về ý tưởng, và deadline đang đến gần. Bạn có từ bỏ nhiệm vụ của mình không?

Tất nhiên là không rồi! Bạn hãy tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc một ý tưởng từ người khác. 

Tại môi trường có văn hóa tương trợ, bạn có thể dễ dàng tổ chức một buổi brainstorm để đề xuất ý tưởng với nhóm của mình hoặc tham khảo ý kiến ​​từ đồng nghiệp. 

Nói cách khác, bạn làm việc với nhóm của mình để giải quyết các vấn đề trong tầm tay. Và các dự án đã bị mắc kẹt sẽ lại bắt đầu được tiến hành ngay khi nhóm của bạn đã có sự chia sẻ, tổng hợp kiến ​​thức, sau đó phân tích các khó khăn và cùng tranh luận về các giải pháp tiềm năng.

Có sự hợp tác, tương trợ ngay từ đầu trong mỗi dự án thì càng có ít sự sai sót, vấn đề nảy sinh về sau.

Khi cộng tác với nhiều người thì có nghĩa là bạn đang có cơ hội tiếp xúc với kho tàng kiến thức và kỹ năng khổng lồ. Mỗi người mà bạn cộng tác có một chuyên môn riêng nên nếu biết cách lắng nghe những ý kiến của họ và khai thác, tận dụng được chúng, thì bạn sẽ có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn và mang lại kết quả tốt hơn về lâu về dài. Đây là kỹ năng mềm thiết yếu mà nhà tuyển dụng mong muốn thấy ở ứng viên.

Nâng cao hiệu quả công việc

Có những nhiệm vụ đòi hỏi sự độc lập, thì việc tự mình làm sẽ có rất nhiều lợi ích. Chúng ta chỉ có thể tập trung vào công việc mà không cần lo lắng về việc, làm thế nào để tập hợp một nhóm kịp thời để đáp ứng thời hạn chặt chẽ. 

Tuy nhiên, có những nhiệm vụ lại đòi hỏi sự cộng tác, hỗ trợ nhau giữa các thành viên. Chúng ta phải sẵn sàng thú nhận với bản thân rằng chúng ta sẽ cần sự trợ giúp khi gặp khó khăn và đòi hỏi cao. Nó sẽ phải là một nỗ lực hợp tác. 

Đây là lúc tinh thần đồng đội phát huy tác dụng. Nó hỗ trợ trong việc phân chia khối lượng công việc lớn, phát triển các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề khó khăn và hiểu được bức tranh rộng lớn hơn. 

Khi có sự hỗ trợ đó, thay vì phải vật lộn với các nhiệm vụ mà bạn không thích, thì giờ đây khi cộng tác với nhóm của mình, bạn có thể tập trung hết năng lượng vào lĩnh vực mà bạn cảm thấy tự tin nhất và sẽ được các thành viên khác góp ý để hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Từ đó, năng suất làm việc được đẩy nhanh, hiệu quả công việc cũng sẽ được nâng cao.

Đối với các thành viên

Kết nối mọi người gần nhau

Trước khi nắm được cách để hỗ trợ đồng nghiệp đúng cách thì các bạn cẩn phải hiểu được lợi ích của hành động này. 

Theo đó thì việc giúp đỡ đồng nghiệp sẽ là một cơ hội giúp bạn có thể ghi nhớ lại được nhiều kiến thức quan trọng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn thẩm định lại độ chính xác của nó thông qua ý kiến của đồng nghiệp. 

Đặc biệt là điều này sẽ sẽ khiến hình ảnh của bạn trở nên tốt đẹp hơn trong mắt đồng nghiệp, ghi điểm được thiện cảm của mọi người. Từ đó, sẽ kéo gần khoảng cách giữa người với người lại với nhau. Bất kể bạn có chung nhóm với đồng nghiệp đó hay không, và trước đấy bạn có quen biết hay làm việc chung hay không. Việc tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau sẽ khiến mối quan hệ của bạn trở nên rộng và thân thiết hơn.

Phát triển bản thân thông qua sự học hỏi lẫn nhau

Trong các nhiệm vụ, việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng các kỹ năng tốt nhất của mình và xác định xem lĩnh vực nào mà bạn sẽ cần có sự hỗ trợ từ những người khác có chuyên môn. Do đó, bạn và đồng nghiệp có thể làm việc tốt hơn với nhau để nâng cao năng lực.

Đồng thời, bạn cũng sẽ biết được điểm yếu của mình là gì, nên cải thiện nó bằng cách nào?

Khi hợp tác với mọi người, bạn sẽ có cơ hội học hỏi từ những thành viên khác để từ đó trau dồi kỹ năng cũng như kinh nghiệm cho bản thân mình.

Ngoài ra, việc hỗ trợ đồng nghiệp sẽ giúp bạn có thể hình thành được tinh thần và thói quen chia sẻ, giúp cho bạn tự tin hơn trong việc truyền đi thông tin và diễn đạt vấn đề một cách hiệu quả.

Nâng cao tinh thần làm việc

Khi có sự liên kết giữa các phòng ban, giữa các đồng nghiệp với nhau, mọi người sẽ tự nhiên tin tưởng nhau hơn. Điều này sẽ làm tăng dần tâm trạng của toàn bộ công ty. 

Rốt cuộc, nếu thiếu sự tin tưởng trong một tổ chức, nó sẽ thất bại. 

Vì vậy, làm việc với những người bên ngoài nhóm hoặc trong bộ phận của bạn một cách thường xuyên là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phát triển lòng tin.

Điều này khiến cho tinh thần của công ty bạn càng tốt thì nhân viên của bạn càng cảm thấy thoải mái khi làm việc với các đồng nghiệp từ các bộ phận khác.

Văn hóa tương trợ được thể hiện như thế nào tại Hamsa?

Lãnh đạo là người làm gương

Bất cứ việc gì, khi bắt đầu thực hiện thì sếp bao giờ cũng nên là người làm gương trước. Bản thân nhân viên cũng rất nhạy cảm và quan tâm đến những hành động, cách giải quyết các vấn đề của lãnh đạo. 

Thế nên, tại Hamsa, các sếp luôn là người làm gương, tiên phong trong các hoạt động hỗ trợ nhân viên của mình. Điều này được thể hiện như sau:

Trong công việc, với mong muốn mọi người sẽ có không gian và thói quen làm việc linh hoạt thay vì ngồi 1 chỗ cả ngày, các sếp luôn tiên phong thay đổi chỗ ngồi của mình trong tuần, thậm chí trong ngày. Có thể hôm nay mang laptop ra team HR làm việc, cũng có thể ngày mai sẽ ra ngồi tại team Marketing làm việc. Điều này tuy nhỏ nhưng đã tác động đến tác phong của nhân viên tại Hamsa.

Việc thay đổi chỗ ngồi vừa giúp nhân viên có bầu không khí mới mẻ, khơi gợi cảm hứng sáng tạo, vừa tăng sự linh hoạt giữa các thành viên trong đội nhóm trong việc giao lưu, họp hành, trao đổi công việc. Ngoài ra, các thành viên còn có thể dễ dàng tham khảo ý kiến về công việc đối với ban lãnh đạo một cách thoải mái.

Không chỉ trong công việc, mà trong những giờ cơm trưa, các sếp cũng di chuyển chỗ ngồi, đặc biệt thường ngồi với những bạn mới, mục đích như một cây cầu kết nối với thành viên cũ, khiến cho các bạn có thể hòa nhập nhanh hơn với môi trường công ty.

Có thể nói, chỉ khi nào ban lãnh đạo chứng minh cho nhân viên thấy đây là một môi trường làm việc tích cực và cởi mở, thì mọi người mới noi gương để làm theo, giúp hình thành văn hóa tương trợ cho tổ chức.

Lãnh đạo, facilitator sẵn sàng hỗ trợ

Lắng nghe và chia sẻ 

Văn hóa tương trợ chỉ có thể có trong môi trường biết lắng nghe và chia sẻ. Sự chia sẻ ở đây có thể trong công việc hoặc những vấn đề liên quan đến cuộc sống của nhân viên. Bởi khi đó, quản lí và lãnh đạo sẽ hiểu những vấn đề khó khăn mà nhân viên đang đối mặt rồi tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Từ đó, sẽ hình thành sự gắn kết trong công ty, dẫn đến sự yêu thích của nhân viên và mong muốn gắn bó với công việc hơn.

Như đã đề cập trong bài “Hamsa xây dựng môi trường làm việc thân thiện”, trong 2 tháng thử việc, các thành viên mới sẽ có 4 buổi định kì (có thể có những buổi khác nếu cần) ngồi cùng trò chuyện tâm sự với sếp/facilitator những khó khăn hay vướng mắc gì khi đang làm việc tại Hamsa hoặc trong cuộc sống để cùng nhau đưa ra hướng giải quyết. Trong những cuộc trò chuyện đó, lãnh đạo luôn lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng dành cho họ.

Nhưng lắng nghe ở đây không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin từ nhân viên. Mà các sếp còn phân tích, nhìn nhận, đánh giá theo chiều hướng tích cực để có những phản hồi bằng thái độ tôn trọng với nhân viên ngay cả khi những ý kiến đó có thể trái chiều với quan điểm của họ.

Không chỉ trong 2 tháng đó, mà bất cứ lúc nào gặp khó khăn hay vướng mắc chưa hiểu, chỉ cần đưa ra đề xuất và ban quản lý luôn sẵn sàng đồng hành với các thành viên.

Dẫn dắt

Thường thì các nhân viên trẻ luôn mong muốn nhận được sự hướng dẫn, kèm cặp của các cấp quản lý /điều phối cũng như được học hỏi từ đồng nghiệp. Không ai có thể phủ nhận vai trò của quản lý nhưng đồng thời cũng phải khẳng định, nghệ thuật quản lý đỉnh cao lại chính là dẫn dắt nhân viên tự hoàn thiện và biết cách làm việc hiệu quả.

Tại Hamsa, không có sự thúc ép, kìm kẹp, quản lý nhân viên. Thay vào đó, các thành viên được cho cơ hội thử nghiệm, khám phá công việc, hay được đưa ra những giải pháp, cách làm mới sau khi được thấy 1 bức tranh tổng quát nhất về mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mệnh của công ty.

Và thay vì ra lệnh, các sếp sẽ chọn cách truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên.

Khuyến khích thành viên bước khỏi vùng an toàn

Hamsa-ers rất vui vì có ban lãnh đạo là những người biết truyền cảm hứng cho nhân viên hoàn thành công việc đồng thời giúp các thành viên bước ra khỏi vùng an toàn với tầm nhìn mới, suy nghĩ mới, ý tưởng mới. 

Và khi đối mặt với những sprint tiếp theo, hay tháng tiếp theo, năm tiếp theo, sẽ luôn có một buổi kick-off để cả 2 bên đều có thể nắm được tổng thể công việc, mà đưa ra những ý tưởng của mình. Đến khi đạt được sự đồng thuận từ 2 phía, thì sẽ đi đến bước triển khai công việc đó.

Tất nhiên, sẽ không tránh được sự thất bại, nhưng các sếp luôn trao cho mọi người sự tự tin rằng thành viên của mình sẽ làm tốt nhiệm vụ đó. Có thất bại, không sao, vì các thành viên sẽ học hỏi và trưởng thành từ những thất bại đó. 

Chắc chắn rằng, môi trường coi trọng sự sáng tạo, biết cách chấp nhận sai lầm của nhân viên sẽ là nơi hội tụ và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên sẵn sàng đối diện với những thách thức cùng khả năng giải quyết công việc hiệu quả, tự tin và tràn đầy năng lượng.

Đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau

Hamsa luôn muốn và đang trên con đường xây dựng một môi trường làm việc thân thiện. Hầu như ít có những chuyện drama hay ghen ghét, chơi xấu nhau. Sự thân thiện cũng đến từ chính con người tại Hamsa.

Bạn có thể dễ dàng nhờ tới sự giúp đỡ của những thành viên không cùng đội nhóm của mình, hoặc mình chưa tiếp xúc bao giờ. Và họ sẽ luôn sẵn sàng dành thời gian ra để giải đáp và đưa ý kiến của mình cho bạn. 

Học hỏi từ chuyên môn của người khác là một trong những khía cạnh tốt nhất của việc hợp tác làm việc với những người có nhiều bộ kỹ năng và nền tảng khác nhau. Cộng tác với các thành viên trong nhóm hoặc thậm chí các nhóm khác nhau nên được xem như một cơ hội học hỏi, vì vậy Hamsa-ers luôn tận dụng nó.

Tóm lại

Bài viết trên đã giải đáp về định nghĩa, lợi ích của văn hóa tương trợ tại nơi làm việc, đồng thời cho thấy những hoạt động tương trợ tại Hamsa diễn ra như thế nào.

Có thể thấy, văn hóa tương trợ trong một tổ chức cần xây dựng theo chiều sâu, không chỉ là những hoạt động bề nổi. Việc xây dựng văn hóa không chỉ là trách nhiệm của ban lãnh đạo, hay một nhóm người, mà cần sự đồng lòng của cả tổ chức. 

Sự phát triển của 1 doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào năng lực, kĩ năng của từng cá nhân, mà còn bao gồm khả năng làm việc nhóm, sự gắn kết, hỗ trợ của tập thể.

Đừng ngần ngại hay từ chối một lời nhờ vả hoặc sự tham khảo ý của đồng nghiệp, bởi bạn sẽ không biết được đến lúc nào đó, bạn sẽ lại cần sự hỗ trợ của người đó. 

Việc tương trợ lẫn nhau cũng là cách để bản thân mỗi cá nhân có không gian học tập, phát huy điểm mạnh, đồng thời nhận ra điểm yếu của mình để cải thiện.

Nếu bạn muốn được làm việc tại một môi trường thân thiện, đoàn kết, có nền văn hóa tương trợ, hãy gia nhập với chúng tôi.

Hamsa chào đón bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *